Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm:
- Phao báo hiệu đường thủy nội địa
- Đèn báo hiệu đường thủy nội địa
- Biển báo hiệu đường thủy nội địa
1. Phao báo hiệu đường thủy nội địa
Phao báo hiệu đường thủy nội địa là các biển có ý nghĩa bổ trợ có tác dụng nói rõ ý nghĩa của báo hiệu và thường được dùng trong những trường hợp sau:
- Phao ống, phao cột hoặc là phần thân phao sẽ không thể hiện được hình dạng của biển báo hiệu theo quy định.
- Những dạng phao báo hiệu khác mà phần thân của phao, hoặc giá phao không lắp được biển báo hiệu theo quy định.
- Phao báo hiệu đường thủy được lắp đặt ở nơi luồng bắt đầu đổi hướng, vào cua cong, vị trí nguy hiểm. Tại những vị trí này có thể lắp thêm biển phụ dùng trên phao để nhấn mạnh ý nghĩa của báo hiệu.
2. Đèn báo hiệu đường thủy nội địa
Về ban đêm, yêu cầu độ chiếu sáng của đèn tín hiệu phải đảm bảo có tầm nhìn xa ít nhất là 1000 m bằng mắt thường trong điều kiện tầm nhìn lý tưởng
Ánh sáng của đèn báo hiệu ban đêm sẽ có 4 màu: đỏ – xanh lục – vàng – trắng
- Ánh sáng đỏ: Báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu về vật chướng ngại bên bờ phải và báo hiệu thông báo cấm.
- Ánh sáng màu xanh lục: Báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu về vật chướng ngại ở bên bờ trái và thông báo điều khiển sự đi lại.
- Ánh sáng vàng: Báo hiệu có ý nghĩa chỉ hướng của luồng như chuyển luồng, chập tiêu, định hướng luồng trên đường thủy rộng, khoang thông thuyền, báo hiệu giới hạn vùng nước.
- Ánh sáng trắng: Đèn hiệu này chỉ tim luồng trên đường thủy rộng, chỉ vật chướng ngại trên đường thủy rộng, báo hiệu nơi phân luồng tại ngã ba sông.
3. Biển báo hiệu đường thủy nội địa
Các biển báo hiệu đường thủy nội địa thường có hình khối hoặc kết cấu như:
- Hai hình vuông ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình trụ, được gọi chung là hình trụ.
- Hai hình tam giác ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình nón, được gọi chung là hình nón.
- Hai hình tròn ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình cầu, được gọi chung là hình cầu.
Các biển báo hiệu phải được đặt ở vị trí hợp lý và nhìn thấy được rõ từ các hướng luồng tàu đi đến.
Ngoài ra, được phép bố trí từ 2 hay 3 biển báo hiệu không trái ngược nhau về ý nghĩa ở trên cùng một cột.
Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
Theo luật hàng hải hiện nay, báo hiệu đường thủy nội địa hiện nay được phân thành 3 nhóm:
+ Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn của luồng hoặc là hướng chạy của tàu: Đây là những báo hiệu về các giới hạn phạm vi chiều rộng, chỉ vị trí hoặc chỉ hướng của luồng tàu chạy có tác dụng hướng dẫn các phương tiện đi cho đúng luồng.
+ Báo hiệu các vị trí nguy hiểm: Là những báo hiệu nhằm chỉ dẫn cho người lái phương tiện biết vị trí của các vật chướng ngại hoặc các vị trí, khu vực nguy hiểm trên luồng để tàu thuyền kịp thời phòng tránh.
+ Báo hiệu về thông báo chỉ dẫn: Là những báo hiệu có tác dụng thông báo về các tình huống có liên quan đến luồng hoặc điều kiện tàu chạy để người lái tàu kịp thời có biện pháp phòng ngừa và xử lý. Báo hiệu này bao gồm các báo hiệu về thông báo cấm, thông báo sự hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
Quy định báo hiệu đường nội thủy
Theo Điều 12 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, báo hiệu về đường thủy nội địa được quy định như sau:
“Điều 12. Báo hiệu đường thuỷ nội địa
Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
a) Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
c) Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.
Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về báo hiệu đường thuỷ nội địa.”